France bleu Hérault, Ngày 4 tháng 6 năm 2024 - Phỏng vấn André Menras
Việt Nam
giữa
Vinh và Nhục
Xuất bản bởi Les Indes Savantes
-
2024
-
350 trang
-
29 €
Nhiều nhà thám hiểm cho rằng điểm đến không quan trọng, quan trọng là bản thân cuộc du hành. Cuộc du hành của tôi, phải nói là rất đẹp. Chia sẻ trong nhà tù với một dân tộc trong giai đoạn quyết định của cuộc đấu tranh kết liễu chủ nghĩa thực dân và chứng kiến ngày hòa bình trở lại trên đất nước Việt Nam khổ đau, rồi tiếp tục đồng hành với nhân dân Việt Nam để xây dựng dân chủ : đó quả là một ân sủng !
Trong suốt cuộc hành trình dài dặc, qua những đảo lộn ngẫu nhiên của lịch sử, được gặp những con người phi thường, tôi luôn cố gắng « đứng về phía nước mắt » – nói như nhà thơ Dương Tường. Nước mắt, nỗi đau và niềm vui quấn quyện nhau, thành một khối hy vọng, hy vọng hạnh phúc cho tất cả những con người được gọi là « bên thắng cuộc » cũng những những con người « bên thua cuộc » trong đại gia đình Việt Nam còn đang bị chia năm xẻ bảy.
Bản tiếng Việt dự kiến ra mắt vào đầu năm 2025
"Một dẫn chứng tuyệt vời về mối quan hệ khắn khít giữa André Menras và Việt Nam, đất nước đã chào đón ông như công dân của mình từ năm 2009. Đây là một câu chuyện chân thực, chỉ trích về quyền lực và nhấn mạnh lòng nhân từ với những con người nhỏ bé của ruộng đồng và biển cả.
Nên đọc để hiểu hơn về những vấn đề quan trọng của đất nước này."
François Guillemot
Kỹ sư nghiên cứu CNRS
Viện Đông Á
Tác giả
André Menras
(Hồ Cương Quyết)
"André Menras, un homme solaire alors qu'il a connu le plus sombre des hommes" - Guillaume Roulland, France Bleu.
Phóng sự truyền hình VOA Việt Nam - Tiếng Pháp & Tiếng Việt
Kể từ chuyến ông tới Việt Nam đang tơi bời khói lửa chiến tranh với Mỹ năm 1968 để dạy tiếng Pháp, tác giả, một người con nông dân miền Nam nước Pháp, đã bị đất nước này và dân nước này bỏ bùa mê đến độ ông ta đã nhập quốc tịch và còn nói cả tiếng Việt. Kể từ những ngày ngồi tù vì hoạt động chính trị ở Sài Gòn rồi đến những cuộc đấu tranh của ông tại Pháp cho tới những bộ phim làm ra rồi bị cấm... một nửa thế kỷ yêu thương sâu sắc và những thất vọng vì mất hết ảo tưởng nhưng bao giờ cũng vượt được qua nhờ một niềm hy vọng không bao giờ nguôi. Ông bao giờ cũng đứng bên một nước Việt Nam bao giờ cũng khước từ không chịu để mất một nền độc lập và một sự nghiệp tự do đã hy sinh biết bao để có được. Bộ phim mới này, «Những Hiệp sĩ Hoàng Sa» là một khoảnh khắc của toàn bộ câu chuyện dài đặc biệt này.
1968 : Một năm sau khi tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm tiểu học Montpellier, André Menras sang Việt Nam dạy tiếng Pháp theo chương trình hợp tác. Chiến tranh đã đến độ cao nhất sau cuộc tổng tiến công của phe Giải phóng Dân tộc. Ông 23 tuổi khi đó.
1970 : Ông bị bắt và cầm tù ở Sài Gòn vì trương cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam và tung truyền đơn bằng tiếng Việt đòi rút quân Mỹ và nước ngoài.
1973 : Dưới sức ép của các tổ chức lớn như Secours populaire français và Amnesty international, ông được tha tù và trục xuất khỏi vùng Sài Gòn vài ngày trước khi ký Hiệp định Paris.
1973-1974-1975 : Ông là đồng tác giả cuốn sách «Nous accusons» (Chúng tôi lên án), do nhà Editeurs Français Réunis xuất bản và đi thăm các nơi trên thế giới theo lời mời của các tổ chức, các công đoàn và chính đảng khác nhau để nói lên sự thật về các điều kiện giam giữ (ở nhà tù Sài Gòn).
1975 : Hết chiến tranh. Ông trở lại dạy học tại một ngôi làng nhỏ vùng Hérault.
1977 : Trở lại Việt Nam một thời gian ngắn theo lời mời của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
2001 : Trong hồ sơ viên chức của ông, Bộ Giáo dục coi hai năm rưỡi tù của ông là «nghỉ việc để đi theo bạn (tình)». Ông đã đấu tranh mạnh mẽ đòi chính phủ Fabius thừa nhận ông bị tù vì hành động vì hòa bình, chính trị và nhân đạo. Sau một năm vận động công đoàn và các tổ chức, vào tháng Chạp, ông biểu tình ngồi 6 ngày đêm trên gác chuông nhà thờ Saint-Nazaire ở Béziers. Cuối cùng chính phủ phải thừa nhận thực tại là ông bị cầm tù vì chính trị. Chuẩn bị nghỉ hưu.
2002 : Ông trở lại Việt Nam sau 25 năm xa cách nơi đây. Ông được công nhận Công dân danh dự thành phố Hồ Chí Minh và lập ra Hội trao đổi sư phạm Pháp Việt.
2003 : Thay đổi chính phủ ở Pháp (Raffarin) và xét lại các cam kết của chính phủ Fabius. Sau một năm vận động, ông biểu tình ngồi 46 ngày đêm trên tháp chuông nhà thờ Béziers. Chính phủ Raffarin cuối cùng thừa nhận các cam kết của chính phủ tiền nhiệm.
De 2003 à 2008 : André Menras nhiều lần qua Việt Nam.
2009 : Ông là người nước ngoài đầu tiên nhận quốc tịch Việt Nam quyết định được trao từ tay chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
2010 : Với sự giúp đỡ của đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, ông làm cuốn phim tài liệu «Hoàng Sa Việt Nam : nỗi đau mất mát» nói về thân phận những góa phụ của ngư dân Việt Nam bị quân Trung Quốc giết hại tại quần đảo Hoàng Sa. Bộ phim bị chính quyền Việt Nam cầm chiếu để giữ quan hệ tốt đẹp giữa ĐCS Trung quốc và ĐCS Việt Nam. Trong ba năm, phim này chỉ được trình chiếu một cách không chính thức ở Pháp, Đức, Séc và Ba Lan … Dưới áp lực trong và ngoài Việt Nam, và nhân dịp Trung Quốc tiến công năm 2014, cuối cùng bộ phim đã được trình chiếu với điều kiện không công khai tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh…
2017 : André Menras làm một bộ phim nữa, «Nhưng Hiệp sĩ Cát vàng», tiếp theo bộ trước với một thủy thủ đoàn những ngư dân thợ lặn Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa nơi bị Trung Quốc cấm.
2019 : Sau khi trở lại Việt Nam với một dự án phim mới nói về quần đảo Trường Sa bị đe dọa bởi sự xâm lược bằng đường biển và đường hàng không của Bắc Kinh, André Menras được chào đón ở Sài Gòn bởi bạn bè thuộc câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Ngay sau khi kết thúc một buổi họp câu lạc bộ, một thành viên là nhà thơ bị bắt giữ bởi cảnh sát chính trị. André Menras từ đó đã quyết định thực hiện một tập phim mới nhằm tố cáo chế độ công an của Đảng độc quyền: "Việt Nam, tiếng gào thét từ bên trong".
Một số tác phẩm của tác giả :
- «Rescapés des bagnes de Saigon, nous accusons» Editeurs Français Réunis, 1973.
- «Laos, Cambodge et Viêtnam : premiers dominos de l’expansionnisme chinois ?» by André Menras in Recherches internationales N°86, avril-juin 2009.
http://www.recherches-internationales.fr/RI86_pdf/RI86_MENR_pdf.pdf
- «André Menras : "tâches d’huile" et "coups de bélier. L’affaire de la plateforme de forage chinoise». Mémoires d’Indochine
https://indomemoires.hypotheses.org/tag/andre-menras
- «Mer du Sud-Est asiatique : Chronique d’un hold-up annoncé» par André Menras in Mélanges Charles Fourniau. Ed. Indes Savantes.